Bài viết tiếp theo của nha khoa Cẩm Tú sẽ giải đáp cho chúng ta câu trả lời nên nhổ răng khôn khi nào? Và trường hợp nào thì nên nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc ở độ tuổi 17-23 tuổi, và biến chứng của răng khôn thường gặp khi bắt đầu mọc răng khôn và sau độ tuổi nọc răng khôn. Vì vậy răng khôn có thể nhổ trước khi mọc ở giai đoạn mầm răng, hoặc có thể nhổ ở giai đoạn răng đã mọc trong cung hàm. Các chỉ định cần phải nhổ răng khôn sẽ được bác sĩ chỉ định khi thăm khám và kiểm tra.
Vì vậy răng khôn có thể nhổ ở bất kỳ thời điểm nào, khi răng khôn đã hình thành trong xương hàm hoặc khi răng khôn đã mọc hoàn toàn trong miệng.
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
- Răng mọc lệch, thường xuyên gây giắt thức ăn. Các trường hợp này nên nhổ sớm để tránh biến chứng sâu hỏng răng 7.
- Răng mọc lệch, thường duyên gây sưng đau góc hàm. Các trường hợp này nên nhổ để tránh hiện tượng viêm quanh răng khôn, gây tiêu xương quanh răng 7 và mất răng 7. Cũng như hạn chế các đợt sưng đau gây khó chịu
- Răng khôn mọc lệch má, thường xuyên cắn má gây khó chịu, sưng đau.
- Răng khôn mọc thẳng, nhưng có lợi trùm thường xuyên sưng đau.
- Răng khôn mọc lệch ngầm, có nguy cơ gây tiêu chân răng 7
- Răng khôn mọc ngầm có các biến chứng như nang quanh thân răng, u men
- Răng khôn bị sâu vỡ
- Răng khôn ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha.
Với các trường hợp đá có biến chứng về răng khôn, các bạn nên tới thăm khám để bác sĩ có thể tiến hành thăm khám kiểm tra và chỉ định nhổ răng khôn. Các trường hợp chưa có biến chứng các bạn nên thăm khám định kỳ, vệ sinh định kỳ và kiểm tra phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.
Vậy nhổ răng khôn thế nào cho an toàn? Mời các bạn đón xem bài viết tiếp theo của nha khoa Cẩm Tú!